Những ai đã từng chơi hoa lan rừng đều biết rằng ở Việt Nam nói riêng cũng như Đông Nam Á nói chung đều là thiên đường của phong lan hoàng thảo hay còn có tên gọi Dendrobium. Chúng được biết đến như loài hoa tràn đầy sức sống rất mạnh mẽ, sống bám trên những thân cây và được trải rộng trên một diện tích lớn từ địa đầu móng cái xuống tới những khu rừng ngập mặn vẫn còn tìm thấy hoàng thảo
Hiện nay phong lan rừng tại Việt Nam có khoảng hơn 750 chủng loài ‘ theo Phạm Hoàng Hộ – 1993’ với nhiều nét đặc trưng khác nhau. Với sự phong phú về chủng loại cũng như màu sắc như thế, khó có thể miêu tả được hết những đặc điểm riêng của chúng. Vì thế Havico xin giới thiệu một số loài phong lan có hoa đẹp, với số lượng nhiều cũng như có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
1. Lan Móng Rùa
Trong số những loại lan rừng đẹp và lạ hiện nay được giới chơi lan ưa trồng thì không thể không nhắc đến loại Lan móng rùa. Với cái tên khá lạ, hình dáng đẹp nên khá thu hút người nhìn lần đầu tiên, lan móng rùa được nhiều người chơi lan hiện nay ưa thích do vậy giá thành khá cao.
Lan móng rùa có tên khoa học là Oberonia longibracteata Lindl thuộc họ lan Orrchidaceae, có thân thảo mọc thành từng bụi cao khoảng 50cm. Thân cành và lá của cây có mạng hình dẹt rẻ quạt. Mỗi lá mọc đối xứng lệch với nhau sang hai bên, lá thường khá dày màu xanh giống như hình móng của rùa nên được gọi là lan móng rùa. Điểm độc đáo của chúng là hoa khi mọc sẽ không thành từng chùm một với nhau mà hoa mọc đơn lẻ giữa hai lá và thường mọc ở phần ngọn khá lạ. Hoa thường có màu vàng tươi hình tam giác với phần môi bên trong phớt đỏ khá đẹp, mỗi bông có kích thước khoảng từ 3- 4 cm và thường nở vào mùa hè và thu.
Trong những loài hoa lan rừng đẹp và quý hiếm thì giới sành chơi rất thích lan long tu lào, không chỉ dễ trồng mà hoa khi nở cũng vô cùng rực rỡ. Lan long tu lào rừng thường được tìm thấy trong những cánh rừng có độ cao từ 500 đến 1000m ở các nước như Thái Lan, Lào và ở Việt Nam. Ở nước ta, loài lan này thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Bảo Lộc, Lâm Đồng...
Lan long tu lào là loại cây thân thảo tròn thường cao khoảng từ 30-50cm. Thân được hình thành từ nhiều đốt ngắn bao bọc quanh thân thường có một lớp vỏ mỏng khá dễ bóc. Tại các đốt của thân thường có những nốt lõm sâu vào. Thân cây giai đoạn sinh trưởng khá mập và màu xanh thẫm. Lá của long tu lào thường dày xanh bóng với chiều dài khoảng 10cm. Điểm độc đáo của loại lan này chính là hoa của chúng.
Bao bọc xung quanh thân của long tu lào có một lớp lông tơ. Khi bước vào mùa nghỉ sẽ căng bóng lên và lớp vỏ mỏng bên ngoài sẽ chuyển thành màu nâu, khi nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy chỗ các mắt này sẽ có hình tam giác trắng và đây chính là vị trí nụ hoa.
Hoa lan long tu lào đẹp
Hoa thường mọc ra từ những thân già lớn. Không chỉ có hình dáng lạ mà những bụi long tu lào còn cho ra những chùm to hoa đẹp và thơm hương. Một khi ngắm nhìn chúng từ xa bạn sẽ bị vẻ đẹp của những cánh hoa long tu lào làm cho mê hoặc lúc nào không biết.
Hoa mọc ra trên từng đốt một có màu trắng mỗi bông có 3 thùy với 3 sọc vàng khá đẹp. Một cây trưởng thành mỗi mùa hoa nở thường có từ 4-5 cành mỗi cành từ 15-20 bông hoa nở. Hoa thường nở vào mùa xuân đến đầu hè.
Hoa Lan Hoàng Phi Hạc có tên khoa học Dendndrobium signatum, là dòng lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, siêng hoa, hoa thơm và màu sắc rất bắt mắc. Hoàng Phi Hạc có xuất xứ và nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á trong đó tập trung nhiều nhất ở Thái Lan, Lào, Việt Nam. Tại nước ta có nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên tại các vùng đồi núi có độ cao trung bình từ 200- 1200m.
Thân dài 20 - 60 cm, giả hành dài, đứng đôi khi hơi cong, phần gốc nhỏ hơn phần trên, có luống rãnh màu vàng óng. Lá mềm và nhọn đầu, rụng lá vào mùa Thu. Hoa to 6-7 cm, mọc 2 chiếc một ở các đốt phía gần ngọn của các thân đã trụi lá. Hoa cánh trắng đôi khi hơi hồng (có người gọi trường hợp này là hồng phi hạc), các cánh bên và lá đài xoắn, môi trắng, môi cuội như cái phễu, họng môi màu vàng chanh. Hoa nở vào khoảng tháng 2-3, lâu tàn (khoảng 20-25 ngày) và thơm nhẹ.
Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Trồng ghép gỗ thì nên cách xa giá thể bằng cách chèn 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Trồng chậu thì nên dùng dớn cục to đặt vào chậu trước, cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vào quang treo sao cho gốc cách giá thể 2-3 cm, khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.
Lan Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Phong lan biểu sinh trong rừng lá rộng trên thân cây ở độ cao khoảng 300-1600m, phát triển trong nhiệt độ mát đến ấm nóng, loài Kèn còn có khả năng chịu lạnh xuống đến 1,2 º C. Chúng cần ánh sáng trung bình, ko ưa nắng trực tiếp.
Thân cây dài 50-80 cm mềm mại rủ xuống, hình trụ,căng tròn, nhẳn bóng, thon nhọn dần về phía đầu ngọn, đôi khi đốt thân thắt hình thoi rất nhẹ có lá hẹp, thuôn dài, dẻo dai rụng vào mùa thu, hoa mang sắc tím quyến rũ biến thiên từ nhạt đến sậm,môi loa hình chiếc kèn,vành môi trắng..
Hoàng Thảo Kèn rất sai hoa, nở nhiều hoa to 6-7 cm, mọc từng chùm 2-3 chiếc trên 1 mắt ở các đốt giữa thân đến ngọn, phát sinh từ thân cây trụi lá cũ. Cây nở hoa từ cuối mùa đông đến mùa xuân, rất thơm và lâu tàn.Kèn cần nhiều ẩm và phân bón trong lúc phát triễn thân non, chỉ để khô khi cây đã ngừng phát triển.
Kèn thuộc loại dễ trồng, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết vùng miền. Hoàng thảo Kèn nhìn xa rất giống với Den.anosmum vì màu tím trầm na ná nhưng thực tế so sánh nhau thì hình dáng khác biệt hoàn toàn. Giả Hạc kiêu sa, Kèn quyến rũ..
Hoàng Thảo Kèn là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Ngoài tự nhiên bây giờ rất khó còn tìm thấy do bị săn lùng quá nhiều vì vẻ đẹp của chúng. Ở một số nơi trên thế giới nó còn được đưa vào diện được bảo vệ nghiêm ngặt. Nước ta may mắn là một trong những vùng đất đc tạo hóa ban cho loài này, nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời có thể lâm vào nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Người ta đã tính đến chuyện nuôi cấy mô đại trà cho loài này để giảm tải sự săn lùng chúng trên rừng.
Hoàng Thảo Lan Trần Tuấn tên khoa học là Dendrobium trantuanii là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Được mệnh danh là ông "vua hoa lan đất Hà Thành", Hoàng Thảo trần tuấn được ông Trần Tuấn Anh tìm thấy chính thức năm 2001 mà tới năm 2003 mới được công nhận.
Hoa lan trần tuấn đẹp
Phong lan thân cao khoảng 15-20cm có 4-14 đốt và 6 đến 8 lá dài 8-12cm, hoa mọc từ đốt ở trên ngọn từ 1-3 hoa to khoảng 4-5cm, cánh hoa màu hồng nhạt, cánh môi màu tím đậm, cựa màu xanh, hoa nở vào mùa xuân.
Lan Hoàng Thảo trần tuấn rất dễ chăm sóc, ưa ánh sáng và thoáng, chỉ cần tưới nước hàng ngày và thỉnh thoảng phun thuốc trừ bệnh cho cây là được. Cây phát triển mạnh vào mùa xuân, với những chùm hoa màu tím hồng rất đẹp.
Lan trầm tím danh pháp kho học là Dendroibium Nestor là loài lai tạo. Thế hệ bố mẹ của lan trầm tím chính là loài lan Phi Điệp hay còn gọi là Giả Hạc và cây Hoàng Thảo kèn. Cha đẻ của loài hoa này chính là Veitch, năm 1893 ông đã dày công nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm nổi trội của phi Điệp và Hoàng Thảo kèn để tạo ra đời con F1 chính là phong lan trầm tím.
Lan Trầm tím là một trong những loại hoa phong lan quý, hoa có màu tím hồng và thơm nhẹ nhàng dễ chịu như hương trầm. Hoa lan Trầm rất bền, sống khỏe, phù hợp với thời tiết của mọi miền. Nó được Veitch lai tạo từ giống cây Phi Điệp (giả hạc) và cây Song Hồng, hoàng thảo tím. Chính vì thế, lan Trầm tím được thừa hưởng rất nhiều nét đẹp của cây cha và cây mẹ. Đó là sự thừa hưởng có chọn lọc nên vẻ đẹp của lan Trầm tím nổi bật hơn hẳn so với cha mẹ cả về hình dáng, màu sắc và hương thơm của hoa. Trong đó, thân của Trầm tím không quá dài cũng không quá mập, nó hơi ngắn và có chiều hướng lên thẳng. Những bông hoa kiêu sa màu tím hồng cũng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của Trầm tím. Đặc biệt, giống cha mẹ nên Hoa của lan Trầm rất thơm, tuy nhiên nó không quá hắc mà lại rất dễ chịu, khiến lòng người mê đắm. Mùa xuân, những bông hoa tím hồng đua nhau khoe sắc, nổi bật lên giữa muôn vàn loài hoa khác.
Loài hoa đơm cam có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam, Indonesia, Malaysia...Tại Việt Nam, lan đơn cam được trồng nhiều ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Tây Nguyên đặc biệt là các tỉnh Kontum, Gia Lai...Cũng giống như nhiều loài lan khác, đơm cam có thân màu xanh khi cây còn non, chuyển dần thành màu xanh đen khi cây trưởng thành và màu xậm lại hơn nữa khi cây đã rụng.
Đơn cam là loài lan được dân chơi lan săn lùng nhiều nhất hiện nay thường phân bố ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng) và phân bố ở Thái Lan.. Những bông hoa của Đơn cam có sáp cánh hoa và đài hoa màu đỏ cam với một môi màu cam nhạt được đánh dấu với các tĩnh mạch tối màu da cam. Lan sống phụ sinh, nhỏ, cao 10cm – 15 cm. Lá thuôn hẹp, dài 5 - 6cm, rộng 0,7 - 1cm. Cụm hoa ngắn có 2 - 3 hoa màu cam đậm hay đỏ san hô. Cánh môi thuôn đều, đầu nhọn, hoa to 4-5 cm, 1-4 hoa mọc ở các đốt. Hoa rụng vào mùa thu, thời gian ra hoa của Dendrobium unicum là từ tháng 2 đến tháng 5. Những bông hoa có hương thơm và có một mùi hương tương tự như bút chì màu sáp của trẻ em.
Lan giả hạc hiện nay được chia làm 2 loại:
+ Dòng lan rừng, có bông đột biến hoặc bông đẹp, hầu hết tên của những loại này đặt theo người công bố đầu tiên nên mọi người thường lấy tên vườn lan mình + mã số (hoặc không) để dặt đó là bông độc đáo, hiếm có như Hiển Oanh, Bùi Việt, Thanh Huyền, Thực Hà..rất nhiều. Cách đặt tên thứ 2 là theo địa danh, những bông này thường thì có giá trị ít hơn và đa phần không phải là đột biến, đơn giản là tại đó có nhiều mặt bông này và chúng đẹp. Như giả hạc 5 cánh trắng phú thọ, phi điệp hòa bình, giả hạc ma bo..
+ Giả hạc lai tạo có mặt bông đẹp: dòng lan này chú trọng tạo các mặt hoa to, hoặc gọn, có nét khác lạ ở phom hoa, hương thơm, màu đậm, cách phân bổ màu sắc trên bông hoa khác lại, độc đáo.
Dòng lan này chú trọng tạo các mặt hoa to, hoặc gọn, có nét khác lại ở phom hoa, hương thơm, màu đậm, cách phân bổ màu sắc trên bông hoa khác lạ, độc đáo. Trái ngược với toàn cánh trắng của lan rừng. Tất nhiên chúng được sản xuất công nghiệp nên cũng có giá rẻ hơn rất nhiều.
Khi có mặt hoa đẹp, tên thường đặt theo mặt hoa, hoặc có thể chỉ là cảm hứng của nhà sản xuất . Thậm chí một số cây có hoa rất đẹp nhưng chỉ có mã số, và việc đặt tên là do người chơi , hoặc các nhà vườn nhập về quy định.
Lan giả hạc sống bám trên các cành cây ở cao độ khoảng 1000-1300 m tại các khu rừng.Thân nó dài tới 1.20m thường buông rũ xuống. Lá mọc đối cách dài 8-12 cm, rộng từ 4-7 cm.bông to tới 10 cm mọc từ 1-3 chiếc ở các đốt đã rụng lá, nở vào dịp tết. Giả hạc có hai mầu sắc chính: tím hồng và trắng.Cũng có khá nhiều biến dạng hồng nhạt, hồng thẫm hoặc cánh trắng lưỡi tím, nhưng rất dễ nhầm lẫn với giả hạc thân ngắn chỉ chừng 30-40 cm và hoa tím sẫm hơn nhiều.
Giả hạc là bông hoa đẹp và hương thơm nồng nàn,là loại lan than thòng của rừng nhiệt đới, ra hoa khi giả hành đã rụng hết lá,ở mỗi mắt có 1-2-3 hoa. vẻ đẹp hoa còn được tăng thêm nhờ hai bớt tím than nổi bật ở môi hoa cho nên nó còn có tên là Lưỡng Điểm Hạc.khi hoa nở thì mùi hương lan tỏa khắp vườn, hoa nở 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn còn mùi hương.
Lan trầm vàng có mùi thơm dịu như hương trầm, thường nở vào mùa xuân với màu hoa vàng rực rở. Lan trầm vàng giống phong lan quý và thường được trồng trong chậu chứ ít trồng bó vào thân gỗ. Khi chọn chậu để trồng, bạn nên chọn chậu có kích thước vừa phải đừng quá to vì rễ lan trầm thích được bó, đồng thời tạo tính thẫm mỹ, cân đối với hình dáng của cây lan.
Trong dòng lan trầm có lẽ trầm vàng ít được để ý đến nhất, nguyên đầu tiên là cây khó trồng, mặt hoa duy nhất 1 kiểu. Nhưng chúng có vẻ đẹp riêng, bông vàng rực rỡ, hoa to, có hương thơm dịu hơn trầm tím.
Đặc điểm cây trầm vàng rất dễ nhận biết, thân phình to, lá hỏ hơn trầm tím. Trầm vàng cũng ra hoa khoảng tháng 2 âm. Ở nước ta lan trầm vàng thường được phân bố ở các khu vực như Tây Bắc, Tây Nguyên....Hoa lan trầm vàng có mùi thơm nhẹ, nở vào mùa xuân, thường được bán với giá 500.000 đồng/cây.
Hoa lan trúc bà có tên tiếng anh là Dendrobium Pendulum là giống hoa nở từ cuối đông đến đầu mùa xuân và có thể kéo dài tới hết mùa xuân, cánh hoa nếu bạn chăm sóc tốt rộng từ 4-7cm và thường mọc ở các khu rừng đất thấp dọc các dảy núi biên giới hiện nay.
Lan trúc Phật Bà là loại hoa lan được nhiều người săn đón đặc biệt là giới chơi lan, nó đem lại những bông hoa rất đẹp, bắt mắt cùng mùi hương thơm quyến rũ, mang lại cảm giác cực dễ chịu, hình dáng vô cùng lạ mắt và rất đẹp, những đốt cây kết hợp lại nối tiếp nhau và mỗi đốt có hình giống đùi ếch, những mắt trên thân cây mọc ra và nhánh đều sang hai bên tạo thành hình dáng giống chiếc quạt. Nếu như nhìn từ xa, bạn có thể cảm tưởng như đây là Phật Bà Nghìn Tay. Chính vì vậy mà người ta đã ưu ái gọi loại lan này với cái tên rất thiêng liêng Trúc Phật Bà.
Hoa lan trúc phật bà là giống hoa lan được rất rất nhiều người yêu thích, hoa rất đẹp và có mùi hương thơm dễ chiu . hoa lan có nhiều cánh xòe rộng mang ba màu rất đẹp với các màu như, trắng vàng phơn phớt tím và dặt biệt cách trồng và cách chăm sóc đều rất đơn giản.
Lan Ngọc điểm có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến nhất hiện nay, do mùa trổ hoa của loài này nở vào dịp Tết nên cũng được mọi người gọi với cái tên Nghinh Xuân. Một số tên khác như: Lan Đai Châu, Lan Tai Trâu, ,Lan Đại Châu, Lan Me (trước năm 1975 thường mọc trên những cây me trên một số đường ở Sài Gòn)
Lan Ngọc điểm là một loại Lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và Campuchia ở cao độ thấp nhưng ở vùng nóng Lan Ngọc Điểm xuất hiện nhiều hơn cả. Cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ, mọc thẳng từ thân. Hạt Lan Ngọc điểm nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh.
Lan Ngọc điểm có thể nói là Lan của tết cổ truyền dân tộc, mùa hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuận có thể nở sớm hơn. Đây là loại Lan có mùi thơm thoang thoảng vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ giao thừa bên bàn thờ có vài chậu mà tỏa hương tưởng nhớ người quá cố, có thể nói đây là một loại Lan quốc hồn, quốc túy của Việt Nam.
Ngọc điểm là loại Lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 30oC. Lan Ngọc điểm được bán khắp nơi tại các nhà vườn và các cửa hàng Phong Lan. Hiện nay Lan Ngọc Điểm thường được khai thác từ các vùng bên nước bạn Campuchia, Lào và ở Việt Nam như vùng Đông Nam bộ và miền cao nguyên Nam Trung Bộ, với cao độ trung bình <600m, như các vùng Nha Trang, Bình Thuận.
Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.
Không chỉ có hình dáng lạ mà những bụi long tu lào còn cho ra những chùm to hoa đẹp và thơm hương. Một khi ngắm nhìn chúng từ xa bạn sẽ bị vẻ đẹp của những cánh hoa long tu lào làm cho mê hoặc lúc nào không biết.
Trong những loại lan rừng đẹp và hiếm thì giới sành chơi lan rất thích lan long tu lào. Chúng không chỉ dễ trồng mà hoa của chúng khi nở vô cùng rực rỡ. Lan long tu lào rừng thường được tìm thấy trong những cánh rừng có độ cao từ 500 đến 1000 m ở các nước như Thái Lan, Lào và cả Việt Nam. Ở nước ta loài lan này thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Bảo Lộc, Lâm Đồng vv.
Lan long tu lào là loại cây thân thảo tròn thường cao khoảng từ 30-50cm. Thân được hình thành từ nhiều đốt ngắn bao bọc quanh thân thường có một lớp vỏ mỏng khá dễ bóc. Tại các đốt của thân thường có những nôt lõm sâu vào. Thân cây giai đoạn sinh trưởng khá mập và màu xanh thẫm. Lá của long tu lào thường dày xanh bóng với chiều dài khoảng 10cm. Điểm độc đáo của loại lan này chính là hoa của chúng. Hoa thường mọc ra từ những thân già lớn. Hoa mọc ra trên từng đốt một có màu trắng mỗi bông có 3 thùy với 3 sọc vàng khá đẹp. Một cây trưởng thành mỗi mùa hoa nở thường có từ 4-5 cành mỗi cành từ 15-20 bông hoa nở. Hoa thường nở vào mùa xuân đến đầu hè.
Thủy tiên tím là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc có lịch sử lâu dài hơn 200 năm. Tại Việt Nam cây trồng ở nhiều nơi khác nhau trong đó tập trung nhiều nhất tại Quảng Trị và khu vực miền Trung của nước ta.
Thủy Tiên Tím là cây thộc loại giả hành lớn, khác với với loại kiều thân vuông, kiều thân tròn, màu nâu hoặc xanh đen; dài từ 40-100 cm, lá mọc so le từ khoảng giữa thân đến ngọn. Hoa mọc từ gốc lá, có nhiều kiểu hoa. Thân cao chừng 30-60 cm (có khi tới 80 cm), cây không rụng lá.kiều tím không có mùa nghỉ, cây phát triển mạnh vào tháng 2 đến tháng 8 dương lịch.
bông mọc ở các đốt gần ngọn, bông nở thành chùm. Bông nở từ tháng 4 tháng 6. Phát hoa màu tím, cánh trắng họng vàng (Thường gọi là kiều hồng, kiều hường)
►Xem thêm: hoa mai đẹp, độc đáo và xe đẩy mặt bàn dùng đẩy chậu hoa
Lan hạc vỹ thuộc nhóm cây ưa sáng và thích hợp với những nơi khô ráo thoáng mát. Bằng chứng là ở trong tự nhiên chúng thường mọc ở các cành cây cao trong rừng những nơi cao và thoáng. Về thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của loại cây này thường vào khoảng mùa xuân hè. Cuối thu và đông chúng rơi vào giai đoạn nghỉ ngơi nên cây không cần tưới nước giai đoạn này.
Hạc vỹ thuộc dòng nobile thân thòng, rụng lá vào mùa thu. Cây ưa nắng, cần rất nhiều nước trong mùa phát triển. Có thể trồng bó trên gỗ lũa hoặc chậu đất nung nhưng ghép vào lũa sẽ đẹp hơn do dáng cây thòng ngả xuống, khi ghép nên ghép 1 mặt để dễ trưng bày.
Hạc Vỹ Lào tương tự Hạc vỹ miền nam thường có thân rất dài và rất mảnh, đường kính thân chỉ bằng 1/3 đến ½ thân giả hạc, lá cũng nhỏ và mỏng. Hoa chỉ mọc trên những đốt trụi lá, mỗi cụm hoa có từ 1 đến 3 hoa màu tím nhạt, cánh môi trắng có nhiều lông mịn, phía trong cánh môi có những đường gân ngang màu tím đậm. Trong điều kiện tự nhiên, cây rụng hết lá vào mùa thu nên ra hoa đồng loạt trên các đốt. Thân Hạc Vỹ rất dài nên khi hoa nở tập trung sẽ tạo thành một khóm hoa lớn tha thướt như đuôi hạc, có lẽ cũng vì thế chúng còn được gọi là Đại Ý Thảo mặc dù thân rất mỏng manh.
Nên để cây chịu nắng trực tiếp, sẽ cho bộ lá xanh và rất dày, Khi nuôi trồng Hạc Vỹ trong vườn ở đồng bằng, phải giảm nước, giảm ánh sáng vào mùa đông giúp cây đi vào giai đoạn khô hạn rồi rụng lá. Với khí hậu miền Nam, lá rất chậm trở vàng và rụng, vì vậy người trồng thường phải cắt hết lá đi dù biết cây chỉ ra hoa nhiều khi rụng lá tự nhiên. Khi lá rụng hết, thân khô trắng, căng tròn, sẵn sàng cho một mùa hoa…
Dendrobium sulcatum phát triển tốt với nhiệt độ mát mẻ cần bón trong mùa tăng trưởng. Trong thời gian cuối mùa thu cần tưới nhiều nước cho đến khi chồi mới xuất hiện vào đầu mùa xuân. Cây ưa ẩm nhưng cần thoáng gốc, nói chung trồng trên bảng dớn hay chậu dớn thì thích hợp hơn, cây không ưa nắng nhiều các loại hoa lan quý.
Lan rừng Việt Nam cần có sự chăm sóc tỉ mẩn, đặc biệt chú ý đến độ ẩm của gốc cây nếu không rất dễ bị sâu bệnh, hoặc chết cây. Bởi vậy các loại lan rừng thường gặp đa phần là các loại lan dễ trồng và phổ biến, giá thành không quá cao.
Lan cẩm báo là giống hoa phong lan thuộc nhóm lan Vanda và họ Vandopsis. Đây là loại lan thường thấy ở khắp Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân và cả Việt nam. Ở nước ta giống lan đặc biệt này được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt, Tây Nguyên và các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.
Lan cẩm báo thuộc nhóm lan thân trung bình với chiều cao thân khoảng 20-30cm. Phiến lá của chúng dài khoảng 30cm và chiều rộng rơi vào khoảng 5-6 cm và có chùm hoa dài tới 45 cm. Hoa mọc thành chùm mỗi chùm dài đến 45cm và có khoảng 5-6 bông trên một chùm. Hoa có đường kính khá to với những cánh dày có điểm đốm khắp lá giống như đốm của loài báo gấm rất đẹp. Cánh môi nhỏ nạc, thùy bên màu trắng có vạch vàng cam, thùy giữa màu đỏ mép trắng, hoa thơm.Hoa cũng thường nở vào mùa xuân nên được nhiều người ưa chuộng trồng hoặc mua về làm cảnh trưng ngày tết. Ngoài loại lan cẩm báo thường thấy có màu vàng ra thì Việt Nam còn có thấy loại lan cẩm báo màu tím cũng rất nổi bật và độc đáo. Được biết trên thế giới cũng có loại lan màu đỏ thẫm hoặc nâu đỏ pha tím cũng rất đẹp và độc đáo.
Thân cây Nhục Sơn Trà khá ngắn, chỉ tầm 7 – 10 cm, là có hình mác dài 7 – 8 cm. Hoa mục theo cụm, dài 14 – 15 cm, có màu tím sẫm bắt mắt, cánh hoa nhỏ hơn, chỉ khoảng 5.5 * 3 mm. Loài này có nguy cơ bị tuyệt chủng nên được các ban bảo vệ thực vật rất quan tâm.
Hình ảnh hoa lan trắng
Hình ảnh hoa lan tím
Ảnh hoa lan đẹp
►THAM KHẢO THÊM: Cách trồng và chăm sóc các loại lan rừng
Nguồn: sưu tầm
Liên hệ: 0963.901.786