Hotline: 0902 901 638
Email: sales2.xenanghavico@gmail.com
banner tin tức

Câu chuyện cuối tuần - Bài học kinh doanh

Câu chuyện chó sói xung trận - hãy "lạnh lùng" như bầy sói khi chọn cách đối đầu với thử thách

Không quá mạnh mẽ nhưng loài sói vẫn luôn tồn tại và vẫn được xem là "sát thủ rừng xanh".

Khi vào rừng, điều đáng sợ nhất không phải là hổ báo hay sư tử, mà đó chính là những con sói. Lý do là bởi, sói đông, hoạt động theo bầy đàn, hoạt động ở phạm vi rộng lớn, chúng có khứu giác rất nhạy và khả năng tổ chức săn mồi rất linh hoạt, cộng thêm bản tính gian xảo, nên con mồi khi phải đối diện với chúng sẽ có cơ hội sống sót cực kỳ thấp.

Chính vì những lý do vậy, nên mặc dù không có được sức mạnh vô song, nhưng loài sói chính là những sát thủ thực sự của rừng xanh. Để tồn tại, tạo nên những "thế lực" lớn trong rừng thẳm, bầy sói phải luôn tuân thủ những quy tắc sống riêng của chúng.

Nếu gặp loài vật mạnh hơn nó, nó sẽ rút lui

Cho dù cả đàn sói phải đối mặt chỉ với vài con sư tử đi nữa, sói cũng sẽ gọi nhau rút lui, bởi chúng biết chiến thắng mà phải trả giá nặng nề thì cũng chẳng khác nào một trận thua.

Con người chúng ta thì lại luôn mắc phải điều này, rất nhiều người luôn nghĩ rằng phải chiến thắng bằng mọi giá, và quên mất rằng có những cái giá phải trả còn đắt hơn nhiều so với những gì chúng ta đạt được sau chiến thắng.

 

 

Trong kinh doanh, chúng ta từng chứng kiến nhiều cuộc chiến "nảy lửa" và cả 2 cùng thiệt ví dụ như cuộc đối đầu của 2 anh em nhà tỷ phú Ấn Độ Muskesh Ambani và Anil Ambani. Cuộc chiến của 2 anh em, 2 ông chủ nhãn hiệu giày nổi tiếng Puma và Adidas đã khiến cho 2 hãng giày này mất đi cơ hội phát triển, còn tạo điều kiện cho đối thủ Nike tranh thủ thời cơ chiếm mất thị phần.

Trong kinh doanh, chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp những cuộc chiến cạnh tranh bằng hình thức giảm giá – giảm sâu xuống cả dưới giá trị thực của hàng hóa. Khi các đối thủ không chịu nhường bước – cả 2 đều sẽ bị thương tích đầy mình. Do vậy, cũng nên như loài sói, khi gặp đối thủ mạnh trước hết hãy rút lui bảo toàn lực lượng và tìm phương hướng phát triển mới.

Vinh quang và sĩ diện luôn luôn tồn tại trong mỗi người, vì vậy để đạt được sự "lạnh lùng" như loài sói, đôi lúc chúng ta phải gạt bỏ những điều đó sáng một bên, để có thể tồn tại trước.

Tinh thần đoàn kết, tính bầy đàn là số 1

Nếu sói buộc phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn, cả đàn sói sẽ cùng tấn công, và sau trận chiến cả đàn sẽ không bao giờ bỏ mặc những con bị thương.

Để tồn tại lâu dài, luôn cần phải có bầy đàn, chúng ta sẽ đi nhanh nếu đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa, hãy đi theo nhóm. Và quan trọng hơn, nhóm đó cần phải đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau, một người vì mọi người.

 

 

Buôn có bạn, bán có phường là câu châm ngôn được đúc kết từ xa xưa. Trong kinh doanh, kể cả các đối thủ cùng ngành cũng có nhừng hình thức liên kết để cùng nhau phát triển, không hẳn cạnh tranh mới là tốt, mà liên kết còn mang lại kết quả tốt hơn.

Con Sói đầu đàn luôn đi sau cùng

Theo nghiên cứu, khi bầy sói di chuyển, những con sói yếu nhất sẽ đi đầu để tạo tốc độ chung cho cả đàn làm cho không một con nào, dù yếu nhất, bị bỏ rơi lại trong suốt cuộc hành trình. Những con sói khỏe nhất đàn sẽ được "chia đôi", một tốp đi sau những con yếu nhất phía đầu đàn, để làm lá chắn bảo vệ đàn phía trên, một tốp khác đi sau, để bảo vệ đàn sói mặt sau. 

Và đặc biệt con sói đầu đàn sẽ đi cuối cùng để luôn đảm bảo không một thành viên nào trong đoàn bị bỏ rơi lại, và để quan sát, hỗ trợ cho toàn đàn trong mọi tình huống.

Những người lãnh đạo không chỉ là những người tiên phong mà còn là những người luôn quan tâm, hỗ trợ các thành viên trong đội, nhóm của mình. Những người lãnh đạo luôn là người quan sát, bao quát mọi vấn đề và ra mặt giúp đỡ các thành viên trong đội, nhóm những lúc cần thiết. 

Cô bé phục vụ quán cháo đêm và bài học kinh doanh "Tạo ra sự khác biệt từ những điều nhỏ nhất"

Trong quyển sách "Sự giàu có của các quốc gia", nhà kinh tế học Adam Smith đã nói "Tiêu dùng là đích đến cuối cùng và là mục tiêu của mọi ngành sản xuất". "Chính người tiêu dùng mới là bên định xác định giá trị của hàng hóa chứ không phải là nhà sản xuất".

Từ câu chuyện đến từ đoạn khởi đầu 2 hãng taxi công nghệ Uber và Grab

Cách đây mấy năm, khi ứng dụng đặt xe công nghệ Uber và Grab ra đời ở Việt Nam, khách hàng đã nhanh chóng sử dụng và tin tưởng. Nguyên nhân Uber và Grab chiếm được cảm tình và được nhiều người ưa dùng không chỉ bởi mức giá rẻ, nhiều khuyến mãi mà phần lớn khách hàng cảm nhận được thái độ phục vụ của tài xế như thái độ lịch sự, vui vẻ, xe mới, đẹp, lái xe cẩn thận, và một điều quan trọng nữa là khách hàng biết mình phải trả bao nhiêu cho chuyến hành trình.

 

 

Trước đó, đã không ít người phàn nàn về cách tính cước, về thái độ và đặc biệt về "cách kéo dài quãng đường đi" của nhiều hãng taxi truyền thống. Do vậy khi taxi công nghệ ra đời, một phần rất lớn khách hàng đã rời bỏ taxi truyền thống, thậm chí nhiều lái xe cũng "dứt áo ra đi" về một nhà với Uber và Grab.

Điểm tốt đẹp là, chính sự ra đời của taxi công nghệ đã khiến các hãng taxi truyền thống phải xem lại chính mình, cải tổ lại phong cách phục vụ, và tân trang lại phương tiện. Đây chính là một trong những lợi thế của thị trường cạnh tranh, có sự cạnh tranh đã khiến các đối thủ phải tự nâng mình lên một tầm cao mới để thu hút khách hàng.

Có một câu chuyện được chia sẻ trên facebook của một người bạn, chuyện cũng không có gì đặc biệt, nó cũng là câu chuyện xảy ra đâu đó quanh ta. Chuyện rằng có 2 người bạn nhà khá gần nhau, và cùng thường xuyên phải thức khuya làm việc. Do vậy, 2 người cũng thường xuyên có thói quen ăn đêm để "lấy sức làm việc".

Với anh A, người chia sẻ bài viết trên facebook, việc ăn khuya đơn giản, có khi gói mì, cái bánh nếu tiện, và những lúc không "vớ" được thứ gì trong nhà, anh có thể ra đầu ngõ làm bát cháo của hàng quen. Đó cũng là một quán rất ngon, nhiều người quanh vùng thường đến ăn.

Thỉnh thoảng anh B, người bạn, cũng rủ a A đi ăn khuya cùng nhau. Và đặc biệt, lần nào anh A cũng được anh B đưa đến 1 quán cháo cách đó mấy con phố, khá xa khu vực 2 người đang ở để ăn. Sau nhiều lần, anh A thắc mắc: "Sao bao nhiêu quán cũng ngon không kém ngay gần nhà anh không ăn, lại "đi ba quãng đồng" để đến tận đây?"

Anh B nhìn bạn rồi bảo "Tối nay anh để ý kỹ tí nhé". Hóa ra, cái anh B đang muốn anh A để ý chính là cô bé thu tiền. Không những vẻ mặt, ánh mắt cô luôn rất tươi cười khi ra thu tiền, mà cô còn giơ 2 tay nhận tiền từ khách. Cô cũng trả lại tiền thừa bằng 2 tay. Anh bạn tôi lần nào cũng vậy, luôn trả tiền chẵn để được cô bé cười và trả lại tiền thừa bằng 2 tay, còn cảm ơn và hẹn gặp lại khách.

 

 

Khách hàng không chỉ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn, họ còn mua sự hài lòng, do vậy "Tạo ra sự khác biệt từ những điều nhỏ nhất" chính là những gì mà bạn cần mang đến cho khách hàng. Nếu như cùng chất lượng sản phẩm, cùng giá thành, thì năng lực cạnh tranh duy nhất chính là thái độ trong việc chăm sóc khách hàng của mỗi doanh nghiệp.

Thay vì làm theo một "công thức" thông thường: Nhận tiền, trả tiền một cách im lặng, thì điểm khác biệt của quán cháo lấy được sự hài lòng của khách chính là thái độ: Luôn tươi cười, nhận và trả lại tiền bằng cả 2 tay, không quên nói lời cảm ơn và mong muốn gặp lại khách lần tới.

Chính tỷ phú Jack Ma cũng từng nói "đừng bao giờ cạnh tranh về giá, thay vì thế hãy cạnh tranh về dịch vụ và sự đổi mới".

Quay trở lại câu chuyện của các hãng taxi, có rất nhiều khách hàng vẫn cho rằng, dù  bảo Uber rẻ hơn taxi thông thường nhưng nếu tính toán kỹ thì điều này không chắc thế. Bởi sau thời gian đầu khuyến mãi giảm sâu, khi đã chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam, thì chính sách nhân hệ số giờ cao điểm đã làm giá của Uber không được xem là rẻ nữa. Tuy nhiên, lượng khách hàng dùng taxi công nghệ vẫn rất cao là do chính thái độ phục vụ và cách chăm sóc khách hàng của lái xe đã lấy được sự hài lòng của khách.

Có thời điểm taxi truyền thống căng băng rôn, khẩu hiệu để phản đối taxi công nghệ, nhưng liệu đó có phải là phương pháp hay? Tại sao họ không tự tìm cách làm mới mình, bắt kịp xu hướng và đặc biệt nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng?

Đến câu chuyện Uber về tay Grab

Những ngày gần đây, thông tin Uber chính thức giao lại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cho Grab đã làm không ít người quan tâm. Người tiêu dùng "lo" liệu còn lại một mình Grab, liệu có tạo nên thế độc quyền, có "làm khó" người dùng, tăng giá cũng như làm khó lái xe?.

Tuy nhiên, số khác lại cho rằng đây chính là cơ hội cho chính những hãng taxi truyền thống. Chỉ cần họ bắt nhịp, nắm bắt thời cơ khi Uber rời Việt Nam để chiếm lại lượng khách hàng do Uber để lại.

Trước đó, hãng taxi truyền thống Mai Linh và Vinashun đã "kịp" bắt nhịp, ứng dụng app gọi xe công nghệ cho dịch vụ của mình. Mai Linh ngoài cung cấp dịch vụ taxi, còn có cả "xe ôm công nghệ" để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Và thời điểm Uber rời khỏi Việt Nam chính là thời cơ cho chính những hãng taxi truyền thống trong nước vốn đã bị mất thị phần vào tay Uber và Grab những năm trước lấy lại những gì đã mất. Quan trọng là cái cách "làm khách hàng hài lòng" của các hãng này đến mức nào.

 

 

Chỉ từ những thay đổi gần như nhỏ nhặt trong từng khâu, sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trên tổng thể. Trong điều kiện thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, hàng hóa sản phẩm với mẫu mã, chất lượng, dịch vụ na ná như nhau, thì điều kiện tiên quyết để tạo nên sự đặc biệt và thế mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn, đó chính là khâu chăm sóc khách hàng.

Hẳn người tiêu dùng còn chưa quên câu chuyện vị Tổng giám đốc người Nhật của Xăng dầu IQ8 đã đội mưa cầm ô cúi đầu chào khách, rằng cây xăng này đã "lấy được lòng" khách hàng khi còn làm những hành động rất nhỏ như cầm khăn lau mặt kính trước cho xe của bạn… Chính sự khác biệt và thái độ phục vụ của IQ8 đã chiếm được lòng tin và cảm tình từ người tiêu dùng.

Trong quyển sách "Người dám cho đi" của 2 tác giả Bob Burg và John David Mann, tác giả cũng cho rằng "Thu nhập của bạn được quyết định bởi số người bạn phục vụ và cung cách bạn phục vụ họ".

 

 

Nguồn: cafef

Xem thêm: xe nâng cũ giá rẻ

  •  

    Logo-KING

    CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HAVICO

    Địa chỉ văn phòng: 1/27 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, TP.HCM

    Địa Chỉ Kho  : 371/5 Quốc Lộ 1A, Khu Phố 1, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

    Hotline (Zalo)  : 0902 901 638

    Người đại diện: Nguyễn Văn Vinh

    Tel          : (028) 6257 0030          

    Fax        : (028) 6257 0031

    MST    : 0313506852 Cấp ngày 26/10/2015 tại Sở kế hoạch đầu tư - Phòng đăng kí kinh doanh TP.HCM

    Email     : sales2.xenanghavico@gmail.com

    Website : http://xenangmatban.com

    bộ công thương

  • Dịch vụ

    Tư vấn

    Dịch vụ

    Bảo hành

  • Hỗ trợ khách hàng

    Chính sách

    Chăm sóc khách hàng

    Liên hệ

  • Thống kê truy cập

    Đang online:4

    Tổng truy cập:3007993

Copyright © 2016 KING. All Rights Reserved
Scroll