HÃY BỎ TÚI MỘT SỐ MẸO LÀM BÀI THI TOEIC ĐỂ BẠN CÓ THỂ VƯỢT QUA BÀI THI DỄ DÀNG HƠN
Part 1: Mô Tả Hình Ảnh
Mô tả hình ảnh là một phần thi khá thú vị của đề thi TOEIC. Vậy làm sao để làm phần này vừa nhanh vừa chính xác:
#Mẹo 1: Trước khi làm bài hãy nhìn tổng quát cả hình và phán đoán những danh từ, động từ có liên quan rồi thử đoán trước ngữ cảnh hoặc tình huống có thể xảy ra.
Khi nhìn vào một hình, bạn có thể đoán trước về:
- Hoạt động (Ví dụ người đàn ông đang làm gì?)
- Ngữ cảnh chung (Ví dụ bữa ăn đã sẵn sàng)
- Mối quan hệ giữa các vật trong hình (Ví dụ ở giữa, bên phải, bên trái..)
#Mẹo 2: Chú ý nghe động từ hoặc danh từ của từng phương án, câu sai thường do sai động từ hoặc danh từ, nghĩa là liên quan đến những vật hoặc hành động không có trong hình.
Cấu trúc câu của hầu hết các lựa chọn là ubject + verb hoặc SUBJECT + VERB + OBJECT. Những câu sai thường sẽ miêu tả những chi tiết không có trong hình và chúng liên quan đến sai động từ hay danh từ.
#Mẹo 3: Đừng bỏ qua chi tiết nhỏ trong hình, thỉnh thoảng bài sẽ đánh đố những chi tiết rất nhỏ và không hỏi hoặc hỏi sai những chi tiết chính.
Khi nhìn vào một tấm hình, chúng ta nhìn từ góc độ bao quát trước xem có các vật gì trong hình và vị trí của chúng so với nhau thế nào. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào các vật ở trung tâm tấm hình thì rất dễ bị đề bài đánh lừa vị họ sẽ không nói gì đến những vật ở vị trí ấy, hoặc cố tình nói sai một ý nhỏ trong đó để bẫy chúng ta.
#Mẹo 4: Quan sát hành động đang xảy ra trong hình và chú ý đến thì tiếp diễn.
Khi xem xét hình ảnh hãy cố gắng tập trung vào hành động đang diễn ra trong hình và bạn không nên suy đoán thêm gì cả
#Mẹo 5: Lắng nghe giới từ chỉ nơi chốn.
Lắng nghe thật kỹ giới từ chỉ nơi chốn để chọn được đáp án đúng. Cho nên khi nhìn vào một hình nào đó chúng ta phải xác định vị trí của các vật khác nhau xem chúng nằm bên phải, trái, phía trước hay sau, sau đó lắng nghe và chọn đáp án.
#Mẹo 6: Làm quen với câu bị động.
Một số câu hỏi trong phần nghe về vị trí của đồ đạc được miêu tả bằng câu bị động, cho nên khi nhìn vào một vật nào đó chúng ta phải xác định vị trí của các vật được đặt ở đâu trên/ trong các vật khác. Sau đó tập trung lắng nghe để chọn đáp án
Part 2: Hỏi Đáp
#Mẹo 1: Lắng nghe thật kỹ từ hỏi trong bài nghe when (khi nào), who (ai), where (ở đâu), how (như thế nào)?
Khi nghe một câu hỏi, bạn phải nắm bắt nhanh từ để hỏi trong câu hỏi là gì?
When: hỏi về thời gian
Who: hỏi về người
Where: hỏi về nơi chốn
How: hỏi về cách thức
=>Điều này có thể giúp bạn đoán được những câu trả lời tốt trong tình huống bạn không nghe được trong toàn bộ câu hỏi
Lưu ý: Bạn sẽ phải nhớ cả câu hỏi lẫn 3 lựa chọn nên có trí nhớ ngắn hạn tốt là một lợi thế. Vì vậy sau khi đã nắm bắt được ý của câu hỏi hỏi về việc gì, khi các lựa chọn được đọc lên nếu lựa chọn nào thấy sai thì quên ngay và tập trung lựa chọn nghe tiếp theo.
#Mẹo 2: Càng về sau, mức độ khó của câu hỏi cũng tăng dần, câu trả lời sẽ không trả lời trực tiếp cho câu hỏi mà sẽ gián tiếp hơn.
Ngoài nghe được ý của câu hỏi, ở các câu hỏi sau bạn cần tập trung cao độ hơn để nghe chính xác nội dung câu hỏi là gì vì có thể có các câu trả lời sẽ không còn trực tiếp ở các câu phần đầu. Cho nên khi nghe câu hỏi, phải nhớ liền nội dung của nó là gì để sau khi nghe đáp án sẽ loại được các đáp án không hợp văn cảnh.
#Mẹo 3: Tránh bẫy về từ đồng âm.
Ví dụ: When will the board meeting begin? (Buổi họp của hội đồng khi nào bắt đầu)
After the president arrives (Sau khi chủ tịch đến)
In the conference room (Ở phòng hội nghị)
We should board the plane now (Chúng ta nên lên máy bay bây giờ thôi)
“board” trong câu hỏi là một danh từ thể hiện nghĩa “hội đồng quản trị” còn từ “board” trong đáp án C là động từ mang nghĩa lên máy bay. Nếu chúng ta chỉ nghe loáng thoáng thấy câu hỏi có từ “board” và nghe câu trả lời C cũng có từ “board” sau đó kết luận C là đúng thì bạn bị lừa rồi nhé.
#Mẹo 4: Tránh bẫy về các từ phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: Hasn’t the company hire more worker yet ? Công ty đã thuê thêm nhân viên chưa?
Yes. I’m leaving for working know (Vâng, tôi đang đi làm)
Yes. It will get higher (Vâng, nó sẽ cao hơn)
They’re still interviewing people (họ đang còn phỏng vấn)
Nếu nghe họ đọc nhanh thì “hired” và “higher” sẽ dễ bị nhầm lẫn là 1 từ. Và trong trường hợp chúng ta không nghe rõ nội dung, khả năng chúng ta mắc bẫy về từ khác âm khác nghĩa này là rất cao.
#Mẹo 5: Tránh bẫy về câu hỏi và đáp án cùng đề cập một chủ đề nhưng lại không liên quan với nhau.
Ví dụ: It’s going to take a long time to clean the garage (sẽ tốn khá lâu để lau dọn ga-ra đây)
For about three years
Do you need any help
Yes. It’s very clean
Nếu bạn chỉ nghe được cụm từ “take a long time” thì khi nghe đáp án chỉ có đáp án A nhắc đến 3 năm và liên quan đến thời gian dài, nếu chúng ta suy nghĩ theo hướng đó thì có khả năng sẽ dính bẫy cao. Thực tế là đáp án B đúng
Nếu nghe thấy một đáp án giống hoặc kha khá giống với câu hỏi đó thì chưa chắc đó là câu trả lời đúng mà có thể là “bẫy”. Đừng vội tin rằng đề bài dễ đến nổi cho câu hỏi và đáp án giống nhau để rồi bị sa bẫy.
#Mẹo 6: Chọn câu trả lời có nội dung là “Tôi không biết” thì có 99 % là đúng.
Ví dụ: I don’t know, I’m not sure, I have no idea, I have’nt decide yet, It has’nt decide yet, I was not informed about it.
#Mẹo 7: Lắng nghe kỹ thì của câu hỏi.
Có rất nhiều câu hỏi ở phần 2 chỉ cần chúng ta nghe được vì việc lựa chọn đáp án sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ không bao giờ chọn câu trả lời cho việc xảy ra ở tương lai cho một câu hỏi về hoạt động trong quá khứ đúng không nào
Part 3: Đoạn Hội Thoại
Đoạn hội thoại là phần thi khá “khó khăn” đối với nhiều người luyện thi toeic vì nó quá dài và còn có 2 người khác nhau nói chuyện nữa. Vậy làm sao để làm phần này vừa nhanh vừa chính xác.
#Mẹo 1: Theo dõi nội dung cuộc hội thoại theo từng nhân vật nam và nữ trong đoạn hội thoại.
Cuộc đối thoại là giữa một nam và một nữ do đó khi nhớ ý thì cố nhớ luôn cả người đó là ai. Để dễ nhớ ý hơn là tự hỏi mình: người đàn ông hay phụ nữ đang ở vai trò nào, người hỏi hay người đáp, nếu người hỏi thì hỏi cái gì, đáp thì có thêm ý kiến gì không.
Khi mới tập nghe part 3 bạn nên tập ghi chú lại nội dung một cách kẻ một đường thẳng giữa trang giấy và phân bên trái là những gì người nam nói, bên phải là người nữ nói hoặc ngược lại. Sau đó tập trung nghe và ghi lại điều từng người nói để có thể vừa hiểu đượcc nội dung câu chuyện vừa nắm bắt được ý nào đó do người nam hay người nữ nói.
Một khi bạn nắm bắt được khái quát cả hai nhân vật của chúng ta bàn luận về những vấn đề gì thì những câu hỏi về cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, về vấn đề gì thì chẳng còn to tát cho bạn nữa.
Ví dụ: bạn sẽ nghe câu hỏi
Q: What does the woman ask for? (Người phụ nữ yêu cầu gì?)
A larger office (văn phòng lớn)
A revised contract (bản hợp đồng chỉnh sữa)
More time to make a decision (Nhiều hời gian hơn để ra quyết định)
Additional staff to complete a project (Thêm nhân viên để hoàn thành dự án)
Nếu phân biệt được ai nói gì thì từ đó suy ra ý cũng đỡ vất vả hơn
#Mẹo 2: Đọc trước câu hỏi trước khi đoạn video bắt đầu để có thể hình dung đoạn hội thoại đang nói gì?
Một phần khá quan trọng trong lúc làm phần này đó chính là phải nhớ thứ tự làm phần thi thực tế của phần này.
- Đọc câu hỏi
- Nghe băng và ghi chú
- Trả lời vào phiếu trả lời
- Dùng thời gian trống giữ các câu hỏi để đọc trước câu hỏi của câu kế tiếp
Và ở bước cuối của quy trình trên, ngoài việc đọc hiểu của các câu hỏi, việc bạn cần làm là hình dung xem nội dung của đoạn hội thoại sắp tới hướng tới điều gì và diễn ra ở đâu.
#Mẹo 3: Tránh các bẫy phổ biến trong part 3.
Đừng cả tin vào một hai từ mà chúng ta nghe được, vì nó có thể là bẫy của người ra đề. Thay vào đó hãy cố gắng nghe và nhớ được các chi tiết cụ thể của bài hội thoại để có thể lựa chọn được đáp án chính xác cho câu hỏi. Các bẫy cần tránh trong phần này như:
Bẫy về từ được dùng trong cùng một bài nghe nhưng ngữ cảnh khác nhau
Bẫy về phân biệt ý định của người nói là đồng ý hay từ chối
Chúng ta phải lắng nghe thật kỹ cả câu, vì đôi khi người nói sẽ dùng các cấu trúc như “We used to, but…” hay “I’’d love to but I have to…” thì ban đầu tưởng là đồng ý nhưng là từ chối.
#Mẹo 4: Hầu hết các đoạn đối thoại trong phần 3 sẽ bắt đầu một câu hỏi hay một lời yêu cầu. Lắng nghe những gì người nói nói và lời đáp lại đầu tiên bởi nó có thể là câu hỏi đầu tiên của bài.
Đối với câu hỏi suy luận thông tin ( như : What can I do inferred/ suggested/ said…?), hãy chú ý lắng nghe những thông tin có liên quan. Như đề hỏi ta suy ra được gì từ người phụ nữ, hãy chú ý lắng nghe những gì mà giọng nữ nói để có thể loại trừ những thông tin không chính xác.
Part 4: Bài Nói Chuyện
#Mẹo 1: Đọc trước câu hỏi và suy luận nội dung của bài nois từ câu hỏi.
Trước khi nghe mẹo này, bạn hãy dành thời gian đọc trước câu hỏi và câu trả lời. Từ những từ khó trong câu trả lời, thử đoán trước ngữ cảnh và tình huống của bài để từ đó dễ dàng hơn trong việc nghe lấy thông tin.
Một số câu hỏi “What” trong part 4 đòi hỏi người nghe phải hiểu ý chính của bài nói chuyện
Ví dụ:
What is the topic of…?
What is being discussed?
Hay một số câu hỏi “When” và “Where” hỏi thông tin bao quát về địa điểm hoặc thời gian diễn ra bài nói. Bạn chỉ cần nắm ngữ cảnh trong bài là có thể trả lời được câu hỏi này. Bên cạnh đó một số câu hỏi “What” khác cũng nhằm lấy thông tin từ bài nghe. Cách để nhận diện câu hỏi này là nhìn vào từ khóa trong câu hỏi. Từ khóa trong câu hỏi sẽ chứa những từ vựng trong TOEIC rẩ cụ thể như sales figures, a financial report…
#Mẹo 2: Phải hết sức tâp trung khi bài đọc bật lên vì nếu bạn lơ đãng một tí thì có thể sẽ đánh lụi cả 3 câu của bài nói đó.
Ở phần này, cả câu hỏi lẫn đáp án trong phần này vẫn xuất hiện theo đúng thứ tự của bài nghe. Cho nên chúng ta cần nghe nắm ý nhanh và chọn đáp án cho thật lẹ. Ngay khi tìm được đáp án thì nhanh chóng tô ngay vào phiếu trả lời.
#Mẹo 3: Câu trả lời đúng có thể sẽ dùng từ đồng nghĩa với từ có trong bài chứ không dùng từ đúng y như vậy. Do đó đừng để cố nghe để lấy từ khóa mà hãy nhớ ý từng bài.
Khác với phần 3, phần này không có bẫy, nếu trong bài có từ vựng hoặc cách diễn đạt hơi giống trong bài thì chắc chắn đó là đáp án đúng.
Part 5: Điền Vào Chỗ Trống
Đây là phần thi tương đối “dễ thở” với nhiều người luyện thi TOEIC nhưng đừng quá chủ quan nhé.
Nội dung của phần này sẽ có từ 11-13 câu hỏi về từ vựng, 12-13 câu hỏi về từ loại, 14-16 câu hỏi về ngữ pháp. Do đó, “chiến lược” lâu dài trong phần này là mở rộng vốn từ vựng của mình, còn chiến lược ngắn hạn là về từ loại. Về mặt “ngữ pháp” thì part 5 thường chỉ xoay quanh những điểm ngữ pháp chính như thì, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, bị động. Những ngữ pháp nâng cao nếu cũng có khá ít nên cũng có thể tạm “bỏ qua”
#Mẹo 1: Xác định từ loại của từ cần điền.
Xem trước 4 lựa chọn – xác định loại câu hỏi (từ loại, ngữ pháp, từ vựng). Nếu hỏi từ loại hoặc ngữ pháp thì chỉ cần xem ở chỗ nào cần điền và từ xung quanh nó, không cần đọc cả câu.
Khi biết được đây là câu hỏi về từ loại thì điều đầu tiên cần làm là phán đoán xem từ loại nào còn thiếu là loại từ nào: tính từ, danh từ hay động từ. Sau đó tìm loại từ đó trong 4 đáp án. Thông thường những câu hỏi này không cần phải dịch câu.
#Mẹo 2: Học các từ thường đi chung với nhau.
Ví dụ: Một số phrasal verb thông dụng trong ngữ cảnh công sở
Fill out: điền vào
Go over: kiểm tra
Back up: trợ giúp, ủng hộ ai đó
#Mẹo 3: Chú ý đến thì của các phương án.
Các câu hỏi về ngữ pháp chỉ xoay quanh những điểm ngữ pháp căn bản, câu hỏi ngữ pháp về động từ chiếm tỉ lệ khá cao. Do đó cần hiểu rõ cách dùng thì và thể trong một câu tiếng anh. Nên dùng phương pháp loại trừ.
Chú ý đến thì của các phương án. Nhiều câu hỏi sẽ thử xem bạn có nhận diện được thì đúng trong câu hay không. Tập trung vào những “manh mối” giúp xác định thì. Các manh mối giúp xác định thì của câu: trạng từ (yesterday, tomorrow, recently…) hoặc vào mệnh đề còn lại của câu. (chủ điểm hòa hợp giữ cac thì trong câu).
#Mẹo 4: Quản lí thời gian.
Không nên dành quá 30 giây cho một câu hỏi cho phần 5 vì bạn cần nhiều thời gian để làm phần 7. Nếu sau hơn 1 phút mà vẫn chưa chọn được đáp án thì hãy để tạm nó qua một bên và đánh cuối giờ. Nên trả lời trước những câu hỏi dễ và tạm bỏ qua những câu hỏi khó.
Part 6: Điền Vào Đoạn Văn
Phần này gồm 12 câu trắc nghiệm chia thành 4 đoạn văn, mỗi đoạn gồm 3 câu hỏi. Loại câu hỏi trong phần này cũng tương tự như part 5 là hỏi về từ loại, ngữ pháp, từ vựng nhưng part 6 sẽ mở rộng hơn. Nội dung phần này là thường nói về một văn bản ngắn quảng cáo, thông tin, ghi chú, email, thư từ, fax, hướng dẫn và nhiều loại văn bản ngắn thường ngày.
Tóm tắt một số mẹo sau đây:
- Xác định từ loại cần điền: đầu tiên là phán đoán xong loại từ còn thiếu là loại từ nào: tính từ, trạng từ, danh từ, hay động từ. Sau đó tìm loại từ đó trong 4 đáp án
- Học các từ thường đi chung với nhau
- Lưu ý thì của các câu: nếu trong câu có dấu hiệu như in 2020 thì chắc hẳn động từ trong câu phải chia ở một trong những thì tương lai chứ không thể nào là quá khứ được.
- Việc phán đoán nhanh, loại trừ những đáp án sai: dựa vào các mẹo nhỏ để giúp chúng ta phán đoán nhanh để dành thời gian làm cho part 7
Khi làm part 6 chúng ta cần đọc ngay vào chỗ bài hỏi, không cần đọc cả bài. Sau đó xác định loại câu hỏi bài đưa ra. Nếu hỏi từ loại hoặc ngữ pháp chỉ cần xem ở chỗ cần điền và từ xung quanh nó không cần đọc cả câu.
Part 7: Đọc Hiểu Đoạn Văn
#Mẹo 1: Xác định thứ tự làm bài hợp lí.
- Đọc câu hỏi trước khi làm bài =>Xác định bài muốn hỏi gì =>Đọc đoạn văn và tìm chỗ bài hỏi để đọc kỹ hơn
- Trả lời trước câu hỏi thông tin như: Ai là người..?Ở đâu..?Khi nào…? Để giúp có cái nhì tổng quát hơn về bài. Sau đó mới trả lời câu hỏi suy luận như: Mục đích…?Ta có thể suy ra được…?
- Câu hỏi không yêu cầu tìm thông tin KHÔNG có trong bài đọc nên để cuối cùng hãy trả lời.
- Thông thường trừ những câu hỏi mang tính suy luận (vd: Mục đích..?) thứ tự câu hỏi trong bài sẽ theo đúng mạch bài viết. Nghĩa là nếu bạn tìm được đáp án cho câu hỏi số 1 ở đoạn 1 thì đáp án câu hỏi số 2 sẽ ở câu hoặc đoạn văn nằm dưới chỗ có đáp án câu 1.
#Mẹo 2: Đọc hiểu nhanh câu hỏi và rèn luyện kỹ năng đọc lướt.
- Cách xác định bài muốn gì: Nhìn từ khóa (keyword) từ để hỏi
Ví dụ: At what time does the club open? Hỏi thời gian mở cửa
- Rèn luyện kỹ năng skim và scan: khi biết đề muốn hỏi gì, ta xem lại bài đọc và tìm những đoạn có chứa từ khóa đó trong câu hỏi (skim). Sau đó xác định được nội dung cần tìm có ở đoạn nào rồi đọc kỹ đoạn đó để tìm được đúng câu trả lời (scan).
#Mẹo 3: Dùng ngữ cảnh để trả lời những câu hỏi về từ vựng hoặc về ý chính của bài.
Dùng ngữ cảnh để trả lời nhưng câu hỏi về nghĩa của từ. Dù biết nghĩa từ này hay không, hãy nhìn ngữ cảnh xung quanh của từ đó để đoán nghĩa. Với những câu hỏi mang tính suy luận, thông tin sẽ không được nói trực tiếp trong bài. Khi đó hãy nhìn từ và ý trong bài mà được nhắc đến trong từng phương án.
#Mẹo 4: Tìm thông tin kỹ và không kết luận quá vội vàng.
Nếu trong bài đọc có bảng, biểu đồ, đơn, phiếu khảo sát…thì nên cẩn thận vì ở phía dưới có thể sẽ có thông tin bổ sung chúng. Với bài đọc đôi, 2 đoạn văn sẽ có ít nhất một câu hỏi yêu cầu bạn phải đọc cả 2 bài và liên kết thông tin chúng. Do đó mà khi đọc tìm ý cho phần này (skim và scan) nên nhìn cả 2 bài trước khi trả lời.
Nguồn: Ms.Hoa Toeic
>>Xem thêm: Mẫu lời cảm ơn báo cáo thực tập